Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Xin giúp cậu bé 9 tuổi theo mẹ nhặt rác để kiếm tiền chữa bệnh

  Sáng nay mình đọc bài: Xin giúp cậu bé 9 tuổi theo mẹ nhặt rác để kiếm tiền chữa bệnh

Nhận đi gom rác cho cả vùng với thu nhập 500.000 đồng/ tháng, cậu bé Đoàn Văn Dương tích góp từng đồng để có tiền lên viện truyền máu. Mặc dù đã được hẹn phải lên viện từ tháng 2 nhưng đến tận tháng 11 em mới được đưa lên vì không lo được tiền.

http://www.tuthien.vn/v/hoan-canh-kho-khan/xin-giup-cau-be-9-tuoi-theo-me-nhat-rac-de-kiem-tien-chua-benh_485.html
 
  Sau giờ làm việc đi đến thăm cháu Dương xem tình hình như thế nào? Ảnh cháu sau ngày xạ trị

Hỏi chuyện mẹ cháu Dương, chị Nụ, 2 ngày nữa sẽ ra viện, tiền viện phí khoảng 70 triệu/ lần xạ trị

Thôi ít nhiều thì cũng đỡ chị một chút


Chị xác nhận đã nhận 500,000 vnđ, xin hãy giúp cháu

Ngẫm lại thấy mình còn may mắn lắm,  an ủi bản thân

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Cầu nguyện cho cháu Dương bình phục, an vui

                                                                                                                         Nhất Thanh



 

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Thiền học 20: Khí công tâm pháp

Thiền học 20
Khí công tâm pháp

1.      Nguồn gốc

Không biết từ bao giờ những dân tộc Á đông tìm thấy phương pháp rèn luyện sức mạnh một cách lạ thường là khí công. Người Á đông có vóc dáng nhỏ bé, phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt hết sức vất vả, phải chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lăng hung hãn, vì thế rất cần một nguồn sức mạnh khác thường để bổ sung cho cơ thể yếu đuối này. Khi đi sâu vào thực hành Khí công, ta sẽ thấy rằng công phu này là cả một triết lý phi thường, cả một kiến thức kỳ diệu về cơ thể học mà văn minh của người đời xưa cách đây mười mấy nghìn năm không thể nào đạt được.
Chuyện Hai Bà Trưng của nước ta cưỡi voi đánh giặc là dấu hiệu tổ tiên ta cũng đã thủ đắc được bí quyết luyện tập Khí công từ rất sớm. Nhiều chiến công oanh liệt của các triều đại chống lại các cuộc xâm lăng phương Bắc cũng cho thấy nền võ học của nước ta đã phát triển rất cao. Có những trận đánh, một quân sỹ ta phải đấu với mười lính giặc, mà vẫn thắng. Sức mạnh đó không thể là sức mạnh của cơ bắp đơn thuần.
Song song với các chiến tích hào hùng, ta cũng có huyền thoại về nguồn gốc dân tộc là con Rồng cháu Tiên. Phải chăng có sự liên hệ rất chắc chắn về nguồn gốc thần tiên của dân tộc với bí quyết khí công? Phải chăng chỉ có các bậc thần tiên mới thủ đắc các bí quyết siêu phàm về Khí công như thế và truyền dạy lại cho con cháu mình? Phải chăng các huyền thoại về Thánh gióng, Sơn Thánh, phép thuật của các đời vua Hùng… là không xa với sự thực?
Nhưng rồi vì sợ người xấu luyện tập được các bí quyết đặc biệt rồi gây tổn hại cho người vô tội nên cha ông ta đã giấu giếm và làm thất truyền hầu hết.
Hiện nay, Trung quốc quay lại nâng niu tôn trọng các truyện võ hiệp của Kim Dung, mà trong đó, Khí công là xương sống cho nguồn cảm hứng của tác giả.
Ngày nay, đất nước ta bước vào góp mặt với thế giới và cạnh tranh quyết liệt về mọi lĩnh vực để không bị lạc hậu, không bị bỏ rơi, không bị ăn hiếp. Nhưng sức vóc người Việt Nam ta nhỏ bé cũng đồng nghĩa với yếu kém về thể lực. Khi làm chung với người nước ngoài, ta bị đuối sức không theo nổi. Như vậy có nghĩa là ta không bao giờ đạt được những thành tựu như họ chỉ bởi vì không khỏe như họ. Thêm một điều đau lòng nữa là văn hóa đồi trụy tràn lan khiến cho lớp thanh niên tiêu phí sức khỏe vào các cuộc vui sa đọa, càng làm cho năng lực của quốc gia hao tổn thêm.
Muốn cải thiện tình trạng thể lực của dân tộc, ta không còn cách nào khác hơn là phải truyền dạy các phương pháp Khí công vào tất cả mọi người dân, nhất là trường học.
Nhiều phương pháp Khí công đã được giới thiệu đây đó và cũng được nhiều người hăm hở tham gia tập luyện. Nhưng cuối cùng dường như các phương pháp đó chỉ làm người ta bớt bệnh chứ không làm người ta có sức khỏe khi phường như sự truyền tụng về huyền thoại Khí công. Ta cần bí quyết thật sự của Khí công ngày xưa để nâng thể lực của cả dân tộc ta lên với thế giới.
Rồi người tu hành sống đời chay lạt đạm bạc cũng vậy. Nếu không có bí quyết rèn luyện thể lực thì sức khỏe cũng bị đe dọa, kéo theo sự sa sút tâm linh. Nhất là công phu thiền định lại càng đòi hỏi gay gắt một tiềm lực phi thường để hành giả có thể đi sâu vào an định. Chính đức Phật cũng là người đã thành tựu Khí công phi thường khi còn là thái tử nên khi xuất gia tu hành, Ngài đã dễ dàng nhiếp tâm như mong muốn.
Ta bắt đầu bằng các cách dụng công của thiền như Ngồi  đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường hư ảo, thở đúng phương pháp của Phật dạy. Sau vài tháng hay vài năm thuần thục rồi, ta phải áp dụng Khí công Tâm Pháp để tạo ra tiềm lực. Rồi cuối cùng, chính Khí công Tâm pháp lại đưa ta vào sâu thiền định như định hướng ban đầu.
Khí công Tâm pháp là từ các vị Tổ sư ngày xưa đặt cho Khí công mà có tính chất của thiền vì ngày đó chưa có danh từ Thiền từ Ấn độ sang.

2.      Nguyên lý của Khí công tâm pháp
Ta hãy quan sát quá trình phát triển của một cây xanh để hiểu về nguyên tắc của Khí công. Từ nơi hạt mầm, rễ cây sẽ mọc ra trước nhất và đi xuống dưới đất. Kế đến, đọt cây sẽ mọc sau và vươn lên trời. Khoảng chính giữa ngọn và rễ, ta có vị trí gọi là gốc cây.
Trong việc chăm bón cây, ta cũng chỉ chăm bón cho gốc rễ là chính, bằng cách tưới nước, bón phân. Cây héo, tưới nước dưới rễ; cây èo uột, bón phân dưới rễ. Nếu ngược lại, khi cây héo, ta tưới trên những tàng lá đang héo thì không có kết quả gì, chỉ hơi đỡ héo một chút, rồi sau đó cây sẽ chết khô không cữu vãn được.
Cũng vậy, hai chân ta chính là rễ cây, nơi giữ gìn sức mạnh của cơ thể. Ai bị thương tật ở chân rồi thì sức khỏe sẽ suy yếu dần. Bụng ngực ta là thân cây, hai tay ta là nhánh cây, đầu ta là hoa quả cây. Gốc cây, phần cực kỳ quan trọng trong việc rèn luyện khí công, chính là phần bụng từ rốn trở xuống đến đáy (bao gồm cả phần hậu môn và cơ quan sinh dục)
Người luyện Khí công chính là thường xuyên tưới nước bón phân cho khu vực gốc cây này. Gốc cây cơ thể được chăm bón trong Khí công bằng hởi thởsự để ý nhẹ nhàng. Ngoài ra tuyệt đối không dùng sức, không dẫn động, không co thắt, không gồng, không kéo, không đẩy…
Hệ thống huyệt đạo trong cơ thể là một tổ chức đặc biệt mà Y học Đông phương khám phá (có lẽ bởi các vì thần tiên ngày xưa) lại rất có ý nghĩa trong Khí công. Các huyệt đạo được liên kết với nhau theo từng đường kinh và lạc. Luôn luôn có từng cặp Kinh và Lạc đối xứng với nhau ở hai bên phải và trái. Chỉ có kinh Nhâm ở giữa phía trước và kinh Đốc ở giữa phía sau là đơn lẻ.
Kinh Nhâm xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn.
Kinh Đốc xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua bước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên.
Nhiều huyệt nằm rải rác trên hai Kinh này là đại huyệt, có thể sẽ dẫn đến tử vong nếu bị đánh trúng. Hai Kinh này khép kính với nhau thành vòng chu thiên. Nhiều phái Khí công tập trung tìm cách khai mở vòng Chu thiên này để đạt được sức mạnh siên đẳng. Tuy nhiên, vì Ý và Khí bị dẫn lên đầu nhiều quá nên Chân Âm bị mất khiến hành giả bị điên loạn cũng không ít.
Chúng ta theo Khí công Tâm pháp sẽ tập trung bồi bổ phần gốc trước, tự nhiên chân khí sẽ chuyển lên khai mở và nuôi dưỡng toàn bộ huyệt mạch, làm cho não bộ phát triển kéo theo sự phát triển tâm linh Thiền định dễ dàng.
Trong việc bồi bổ phần gốc, ta chú trọng ba vị trí cực kỳ quan trọng, đó là :
-         Huyệt Đan điền, một điểm nhỏ dưới dốn khoảng 4 cm.
-         Huyệt Hội âm, một điểm nhỏ nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn
-         Ba đốt xương sống dưới cùng, gọi là Long Vỉ Quan.
Ba vị trí này nối với nhau thành một cung tròn không khép kín, cũng không đối xứng, vì huyệt đan điền nằm ở vị trí cao hơn Long Vỉ quan. Cung tròn này gọi là Khiêm quan.
Huyệt Đan điền tuy nằm ở dưới bụng, nhưng lại chịu trách nhiệm với thùy trán trên não. Khi Đan điền được sung mãn thì Thùy trán khai mở khiến hành giả đạt được Chánh niệm Tỉnh giác, tâm trở nên rỗng sáng, không bị xao lãng theo vọng tưởng.
Huyệt Hội âm tuy nằm ở dưới đáy nhưng lại chịu trách nhiệm với đỉnh đầu. Khi Hội âm sung mãn thì Đỉnh đầu khai mở khiến hành giả trở nên có trí tuệ sắc bén, dễ nhìn ra lỗi lầm sâu kín của mình, lâu ngày tạo nên trực giác.
Long vỉ quan chịu trách nhiệm vùng não rộng lớn phía sau. Khi Long vỉ quan sung mãn thì vùng não phía sau được khai mở khiến cho hành giả vào sâu trong định dễ dàng.
Khi toàn bộ Khiêm quan sung mãn thì tạng phủ dần dần được chỉnh sửa, cải thiện, bồi bổ, sức đề kháng được nâng cao. Chức năng của thận, gan, tim, phổi đều được tăng cường. Đặc biệt hai chân rắn chắc trước, từ từ hai tay sẽ mạnh theo sau.

3.      Dụng công

Muốn dụng công thực hành Khí công tâm pháp này, trước hết hành giả phải có nền tảng  của Thiền đạo Phật, bao gồm những công phu căn bản như ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường hư ảo, thở ra thở vào theo Tứ Niệm Xứ. Nền tảng này được củng cố vài năm cho vững chắc.
Hành giả cũng phải là người biết tu dưỡng Đạo đức với tâm lý căn bản như Tôn kính Phật, từ bi thương yêu chúng sinh, khiêm hạ để tôn trọng mọi người. Nếu xuất hiện tâm lý Kiêu mạn thì lập tức phải dừng luyện tập Khí công liền vì tâm lý kiêu mạn sẽ kéo khí lực từ Chân âm chạy lên dữ dội và phá hư bộ não không lâu sau đó.
Kế đến, hành giả cũng phải thường xuyên gây tạo nhiều công đức bằng cách giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. Nếu có cơ hội thì không bao giờ tiếc công tiếc của để giúp người. Ngày xưa các võ sinh Thiếu Lâm tự phải công quả gánh nước bửa củi để tạo công đức rất nhiều trươc khi đi vào luyện tập chuyên sâu.
Khi vào ngồi tập Khí công, hành giả cũng bắt đầu giống như nghi thức của Thiền, tác ý khởi ba hoặc bốn tâm hạnh căn bản, dụng công theo Thiền khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu áp dụng Khí công Tâm pháp như sau:
-         Bàn tay phải để dưới bàn tay trái như thường lệ, nhưng đan chen một ngón trỏ với nhau để giữ hai bàn tay cho kỹ.
-         Hai đầu ngón út chạm vào nhau và chỉa vào huyệt Đan điền. Chỉ chạm nhẹ, vừa đủ, không đẩy sâu, không rời ra khỏi da. Động tác này dùng để định vị huyệt đan điền trong suốt buổi tập. Việc giữ nguyên hai ngòn tay út suốt buổi tập như vậy khiến ta có cảm giác mất công, nhưng rất cần thiết nên phải tuân thủ.
-         Khi hít vào, ta cũng để cho hơi thở vào tự nhiên không can thiệp y như Thiền Tứ niệm xứ, nhưng tâm nhẹ nhàng an trú tại một điểm Đan điền. Nhờ hai ngón tay út định vị Đan điền nên ta cứ việc để tâm an trú nhẹ nhàng tại đó, khi hơi thở vào. Điều cực kỳ hệ trọng là ta chỉ an trú ngoài da chứ không được để tâm sâu vào một ly nào bên trong da thịt. Hoàn toàn ở ngoài da. Chỉ ở ngoài da. Có người sẽ thắc mắc nếu tâm như vậy  thì đâu còn là công phu biết rõ toàn thân của Thiền nữa. Đúng lúc đó ta không còn hoàn toàn biết rõ toàn thân nên ý niệm kiểm sót toàn thân vẫn âm thầm tồn tại.Không lâu sau đó, khi tâm an định không còn vọng tưởng, tự nhiên cái biết toàn thân sẽ xuất hiện trở lại với trạng thái mới mẻ lạ lùng vững chắc.
-         Bước thứ hai là nín thở. Nín thở khác với dừng hơi thở. Dừng hơi thở chỉ là dừng lại mà không đóng van mũi. Còn nín thở là đóng van mũi y như khi ta lặn dưới nước phải nín thở đáng van mũi để không cho nước vào phổi vậy. Khi nín thở thì tâm ta an trú nhẹ nhàng ở huyệt Hội âm. Cũng phải nhớ là chỉ để ý ngoài da, không được để tâm sâu vào da một lý nào.
Ta tập nín thở để tâm an trú Hội âm như vậy vài ba tháng cho quen rồi đổi sang phương pháp cố căn . Khi nín thở, ta cố căn một lần, hoặc hai lần, tùy khả năng mỗi người. Công phu Cố căn rất quan trọng, khiến cho não bộ ta vững mạnh lên từng ngày.
-         Bước thứ ba là khi hởi thở đi ra, nhớ là để cho hơi thở ra tự nhiên, ta không được can thiệp điều khiển, khi hơi thở đang đi ra thì ta an trú tâm tại Long vỉ quan (ba đốt xương sống dưới cùng). Nhớ là cũng chỉ an trú tâm ở ngoài sát da, không được để sâu vào đốt sống.
-         Nhớ là ta không được dẫn hơi thở đi, không được kéo, đẩy gồn, níu gì cả. Chỉ nhẹ nhàng đổi chỗ an trú tâm theo ba bước khác nhau vậy thôi.
Dấu hiệu để biết ta tu đúng là nguyên vùng đáy của bụng dưới ấm hẳn lên, tâm rỗng nhẹ, dê kiểm soát vọng tưởng, đi vào an định dần dần. Trong đời sống thì ta có sức khỏe hơn, trí óc minh mẫn hơn. Còn nhiều kết quả lý thú mà mỗi người chúng ta sẽ cảm nhận khi dụng công tập luyện.
Bây giờ mỗi thời ngồi thiền, ta tập Khí công tâm pháp này cũng chính là tu tập Thiền định, vì phương pháp Khí công giúp ta kiểm soát vọng tưởng hiệu quả hẳn lên, giống như ngày xưa Phật nhờ có nội lực sung mãn mà vào định dễ dàng.
Ngoài ra, trong bất cứ lúc nào rảnh rỗi, ta đều có thể tìm chỗ "dợt" năm hoặc mười lăm phút gì cũng đều rất tốt. Ta có vòng tuần hoàn hỗ tương như sau:
-         Càng ngồi tập nhiều thì càng có công lực.
-         Càng có công lực thì càng ngồi được nhiều.
Nếu ta ngồi ít thì ít có công lực. Và ít có công lực thì lại không ngồi được lâu. Nếu khởi điểm của ta là ít công lực nên ngồi cũng không lâu, thì ta sẽ bổ sung bằng cách là ngồi nhiều lần.
Ta sẽ tranh thủ ngồi bất cứ khi nào có dịp, dù mỗi lần ngồi như vậy chỉ được năm mười phút. Nhưng ngồi nhiều lần nên công lực tăng lên dần dần, để khi vào ngồi chính lúc tối hoặc khuya thì ta sẽ ngồi được rất lâu.
Sau vài tháng hoặc vài năm, ta đổi sang một bước cao hơn, đó là:
-         Khi hơi thở vào, ta an trú tâm cả trên Khiêm quan,  nghĩa là cả một đoạn cung tròn kéo từ Đan điền tới Hội âm và Long vỉ quan. Nhớ là cái cung tròn Khiêm quan đó nằm sát ngoài da, không được lún sâu vào da thịt một ly nhỏ nào.
-         Khi nín thở, vẫn an trú tâm tại Khiêm quan nhưng Cố căn vài cái. Công phu Cố căn này chỉ được thực hiện khoảng 15 phút đầu thôi, sau đón nín thở không Cố căn nữa, chỉ tiếp tục an trú nhẹ nhàng tại Khiêm quan.
-         Khi hơi thở ra, ta cũng chỉ an trú tâm trên Khiêm quan.
Tuy cả ba bước đều an trú tâm tại Khiêm quan, nhưng khi tâm vào định, cả thân chúng ta hiện ra rất rõ, như cái Kim tự tháp sừng sững vững chắc. Cả tâm chúng ta cũng hiện ra rỗng suốt thanh tịnh, những ý niệm bí mật sâu kín phát hiện nhanh chóng. Còn công lực thì tùy duyên phước mỗi người mà tăng tiến dần dần.
Giải đáp:
Hỏi: Tập luyện Khí công như vậy có được giải thoát không?
Đáp: Nếu ai hướng tâm đi tìm công lực phi thường thì sẽ không giải thoát. Nếu ai hướng về định tâm để đi đến Vô ngã thì sẽ giải thoát.
Hỏi: Ngoài tư thế ngồi kiết già, có thể tập khí công trong tư thế khác được không?
Đáp: Ta có thể vừa chạy jogging vừa theo dõi để tâm ở Khiêm quan, nhớ nín thở ở bước thứ hai. Khi ngồi chuyện vãn với ai, ta vẫn âm thầm để tâm ở Khiêm quan để tranh thủ chút nào hay chút ấy.
Hỏi: Tại sao lại gọi là Khiêm quan?
Đáp: Vì đó là vị trí thấp nhất, hèn kém nhất. Nơi thấp nhất cũng là nơi phát sinh nguồn năng lực cho cơ thể. Cũng giống như hạnh Khiêm cung làm cho vô số đức hạnh khác nảy nở theo.
Mong sao cho dân tộc ta, những người có lòng thiện, đều được tăng trưởng công lực để sống lợi ích hơn.

Trích từ Giáo trình thiền học, Tỳ Kheo Thích Chân Quang, Nhà xuất bản Tôn giáo


Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Thiền học 19 : Xả thiền - Giám thiền - Sống thiền

Thiền học 19
Xả thiền – Giám thiền – Sống thiền
  1. Xả thiền
Khi kết thúc thời tọa thiền, ta cũng phải tuân theo những thủ tục cần thiết để giúp tăng thêm lợi ích và giảm đi những tác hại. Những thủ tục đó gồm có các tâm nguyện thao tác.
Tâm nguyện cuối thời tọa thiền thì ta chưa cử động gì cả là ý niệm âm thầm trong tâm. Đó là những tác ý cần thiết và tốt đẹp mà Phật thường xuyên nhắc nhở một tỳ kheo chân chính phải biết phát khởi. Chúng ta đừng hiểu lầm tu Thiền nghĩa là tuyệt đối không khởi ý niệm. Thật ra những ý niệm thiện lành chính là sự hỗ trợ rất lớn cho sự nghiệp nhiếp tâm lâu dài về sau.
Khi bắt đầu tọa thiền ta cũng đã khởi phát ba tâm nguyện (đối với cư sỹ) hoặc bốn tâm nguyện (đối với tu sĩ) là tuyệt đối tôn kính  Phật, Thương yêu tất cả chúng sinh, và tận cùng khiêm hạ (nếu tu sỹ thì thêm nghiêm trì giới luật). Bây giờ khi kết thúc thời tọa thiền, ta sẽ phát lên lời hứa nghiêm túc với chu Phật là:
Suốt đời sẽ tận tụy giúp mọi người chung quanh được an vui trong Chánh Pháp và trong Thiền định một cách cụ thể.
Trong đạo Phật thì không thiếu những lời phát nguyện độ khắp chúng sinh. Nhưng khuyết điểm thường gặp là ta không cụ thể hóa những lời nguyện đó thành phương pháp, kế hoạch một cách chi tiết dễ dàng thực hiện. Cuối cùng ước mơ thì lớn nhưng làm không được bao nhiêu. Để khắc phục nhược điểm đó, từ nay, sau mỗi thời tọa thiền, ta sẽ hứa với Phật là thực hiện ước nguyện độ sinh một cách cụ thể và hiệu quả. Chính nhờ lời hứa này, ta sẽ biết quan sát tính chất của từng người, từng thành phần, từng khu vực để lập nên kế hoạch giáo hóa chi tiết. Ta sẽ đi đến một mình hay sẽ kết hợp với huynh đệ; ta sẽ tiếp xúc với người cang cường trước hay người nhu thận trước; ta sẽ nói về đạo lý lập tức hay sẽ giúp đời sống trước vân vân…
Thao tác kế tiếp theo đó là những động tác nhẹ nhàng từ tốn và xoa bóp như sau.
  • Ta sẽ cúi đầu lên xuống chừng 5 lần.
  • Xoay đầu qua lại chậm chậm mỗi bên chừng 5 lần
  • Chuyển động hai vai theo hình tròn lên xuống chừng 7 lần
  • Xoay toàn thân dựa trên trục eo lưng qua lại hai bên, mỗi bên chừng 7 lần
  • Bóp bóp 2 bàn tay chừng 5 lần
  • Rồi đưa tay lên xoa đầu, mặt, hai tai, cổ, gáy cho đến khi thấy dễ chịu, khoảng chừng 30 giây
  • Xoa trước ngực và bụng khoảng chừng 30 giây. Đừng bỏ qua 2 bên cạnh sườn
  • Xoa thắt lưng cũng chừng 30 giây
  • Rồi bây giờ mới kéo chân ra để xoa bóp chân nhẹ nhàng
Sau đó, ta ngồi yên tại chỗ một chút cho thoải mái rồi mới đứng lên đi bách bộ (hay gọi là kinh hành ) . Mục đích của việc đi bách bộ sau khi ngồi thiền là để giúp ta chuyển tiếp từ một giai đoạn tĩnh lặng sang giai đoạn hoạt động của cuộc sống không bị đột ngột.
Khi đi bách bộ kinh hành như thế, ta vẫn để ý ở phía dưới bụng, vân gắng giữ tâm yên tĩnh như khi ngồi thiền. Hơi thở vẫn điều hòa không bị can thiệp. Tự nhiên ta biết rõ từng bước chân chạm đất dù không cố ý phải biết. Lát nữa đây, bước vào cuộc sống đầy lao xao biến động, ta vẫn không bị cuốn theo một cách mê mờ tăm tối.
Nếu ta có được một không gian thoáng đãng rộng rãi thiên nhiên để kinh hành thì rất tốt, còn không được như vậy thì vẫn có thể đi tới đi lui trên một đoạn đường ngắn cũng không sao.
  1. Giám thiền
Khi bắt đầu tọa thiền, ta khó thể tự biết tư thế ngồi của mình có đúng và đẹp chưa, vì thế, rất cần người Giám thiền đi tới đi lui quan sát chỉnh sửa giùm cho đại chúng.
Giám thiền phải là người có kinh nghiệm tọa thiền khá giỏi, đã từng biết những sai lầm của mình nên bây giờ biết sai lầm của huynh đệ mà kịp thời chỉnh sửa. Công tác giám thiền rất vất vả vì phải đi tới đi lui tập trung xem xét hết người này đến người khác, không được yên tĩnh ngồi thiền trong khi đại chúng ngồi. Nếu không sắp được thời gian để ngồi bù lại thì sức khỏe  Giám thiền sẽ tụt trông thấy.
Giám thiền cần trang bị một cây thiền bảng dài khoảng 1.2 m, hình dáng đẹp dùng để nhắc nhở thiền sinh. Giám thiền đi tới đi lui phải nhẹ nhàng khẽ khàng không gây tiếng động. Những lỗi nào đã bị phạm thì thiền sinh cứ hay bị lập lại hoài, nên Giám thiền phải để ý sửa giúp nhiều lần mới hết hẳn.
Khi bắt đầu công tác, Giám thiền phải xem xét phần tư thế bên ngoài trước khi xem xét nội tâm của thiền sinh. Những lỗi về tư thế thường gặp của thiền sinh là:
  • Lưng cong. Giám thiền phải thường xuyên lấy thiền bảng chạm nhẹ vào lưng để thiền sinh hiểu ý mà ưỡn lưng lên lại. Nhưng nếu có ai ưỡn ngực nhiều quá thì Giám thiền phải nói khẽ bên tai để người đó chùng xuống bớt.
  • Đầu cúi quá hay ngẩng cao. Giám thiền phải dùng tay chạm rất khẽ để kéo đầu thiền sinh về đúng vị trí
  • Hai tay ép gần hông. Dùng thiền bảng để đẩy ra nhẹ nhàng.
  • Đầu quay qua một bên. Dùng tay xoay nhẹ lại.
  • Miệng mở. Dùng thiền bảng chạm nhẹ vào cằm.
  • Người như xoay về một bên, nghiêng về một bên. Dùng hai ngón tay giữa dặt ở hai vai để xoay nhẹ trở lại.
  • Mắt to nhìn lên, hoặc nhìn qua lại. Ra hiệu bằng tay ám chỉ nhìn xuống dưới.
  • Ngồi không yên, hay nhúc nhích. Đến gần nói khẽ bên tai nhắc nhở ráng giữ thân cho bất động.
  • Có dấu hiệu buồn ngủ. Nói khẽ thiền sinh phải biết rõ toàn thân
  • Có dấu hiệu gồng cứng toàn thân. Nhắc khẽ nên buông lỏng, giữ thân mềm mại
  • Bàn tay không đẹp, không đúng tư thế. Nhắc khẽ cho sửa lại.
  • Nhìn gương mặt thấy không thanh thản, biết thiền sinh đang bị vọng tưởng nhiều. Đặt nhẹ thiền bảng lên vai, rồi nhắc khẽ bên tai, khuyên ráng đừng để bị vọng tưởng dẫn đi.
  • Nhìn gương mặt thấy lông mày nhướng lên, mắt nhắm nghiền, như đang lạc vào cõi nào. Đặt thiền bảng lên vai, vỗ vài cái nhẹ nhẹ.
  • Nghe hơi thở nặng, ngực nở ra thu vào rất rõ theo từng hơi thở, tâm bất an. Đặt thiền bảng lên vai, nhắc khẽ thiền sinh điều chỉnh hơi thở êm dịu lại.
  • Mặt xanh lè, mồ hôi đổ ra, có thể bị trúng gió. Nên cho vào trong chữa trị.
  • Chân đau quá, bật lên tiếng rên khe khẽ, mặt nhăn nhó. Có thể cho phép kê một miếng vải gấp lại mấy lớp để phía dưới khớp chân dưới cùng, giúp chịu bớt lực giùm cái gân chân chỗ đó yếu nhão quá. Nếu đau bắp phía trên thì khuyên thiền sinh ráng chịu cho hết giờ. Nếu vẫn không chịu nổi thì cho mở chân ra ngồi yên một chỗ chờ mọi người.
Còn nhiều trường hợp bất ngờ khác xảy ra trong khi quan sát mà Giám thiền phải tự mình nhận định phương cách giải quyết chỉnh sửa cho thiền sinh.
Giám thiền được công đức lớn, và phải chịu nhiều vất vả vì đại chúng.  VÌ thế, Giám thiền phải thường xuyên tu tập tâm từ bi sâu dày để đủ thương yêu và kiên nhẫn giúp đỡ đại chúng.
Cũng nên tập cho đại chúng luân phiên giám thiền để mọi người có thêm kỹ năng này.
  1. Sống thiền
Công phu tọa thiền và đời sống thánh thiện hằng ngày là mối tương quan không thể tách rời. Ta có thể nói Tọa thiền và Sống thiền là đôi cách chim đưa ta bay cao vào bầu trời giải thoát.
Sống thiền được định nghĩa là sống một cách thanh thản nhân ái.
Sống thanh thản nghĩa là không để tâm ta xao động theo những buồn vui thăng trầm của cuộc đời. Ta biết tránh xa những trò vui náo nhiệt, phấn khích, ồn ào, hơn thua, nhiều cảm giác.
Cuộc đời nhiều oan trái chông gai thác ghềnh, và đôi khi cũng nhiều phần thưởng từ phước quá khứ. Người đời vẫn bị khổ vui theo những biến đổi vô tận đó. Một hành giả tu thiền phải biết giữ tâm bình lặng, không đau khổ khi gặp chuyện không may, không hớn hở khi gặp chuyện thích ý. Phải thản nhiên trước khổ vui cuộc đời như vậy, ta mới có thể tìm thấy hạnh phúc của Thiền định là niềm an vui vô hạn và thanh khiết. Người đời suốt đời tìm cách thay thế gánh khổ bằng gánh vui. Những gánh nào cũng nằng nề đôi vai. Thiền giả là người tìm cách trút bỏ gánh nặng đó xuống để hưởng được niềm vui không còn gánh nặng trên vai nữa. Đó là hai loại hạnh phúc rất khác nhau. Chúng ta phải suy ngẫm thật kỹ để quyết tâm đi theo con đường của Phật và thoát ra khỏi biến động cuộc đời.
Cuộc đời cũng nhiều trò vui chơi giải trí. Tuy nói là giải trí, nhưng thật ra trò nào cũng gây cảm giác xao động cho tâm. Cờ bạc, rượu chè, trai gái, ma túy, phim ảnh đồi trụy, hơn thua nơi võ đài, sân gà,… là nhưng cuộc chơi tội lỗi dễ thấy nhất.  Biết bao nhiêu tội ác được phát sinh từ các trò vui tăm tối đó, chôn vùi biết bao nhiêu người trong hố sâu đọa lạc. Nhân quả nghiêm khắc sẽ buộc họ phải đền trả sòng phẳng nơi ba ác đạo ở tương lai.
Rồi những trò giải trí có vẻ như lành mạnh, kỳ thật cũng làm cho tâm bất an và mất đạo đức dần. Ví dụ như quá sức cuồng nhiệt trong bóng đá, games vi tính đầy bạo lực, khiêu vũ đôi nam nữ, nhạc kích động, trang phục hở hang… đều góp phần làm băng hoại tâm hồn dần dần. Chúng ta cảm ơn Phật đã chế ra giới luật để bảo vệ người tu khỏi những trò vui làm tâm hồn bất an như thế.
Rồi ngay cả ngồi đánh cờ trông có vẻ trí tuệ, kỳ thật cũng làm hao tổn tâm trí và thời gian rất nhiều. Ngoại trừ làm thơ nhạc để góp phần truyền bá đạo đức thì không sao, còn lại làm thơ nhạc để diễn tả cảm xúc cá nhân cũng làm tâm xao động. Nói chung, thiền giả phải tự nhận định những gì làm mất đi sự thanh thản mà biết tránh né.
Đối với những người ở trình độ cao, họ có thể đạt được tâm thường xuyên bất động chứ không phải là thanh thản nữa.
Sống nhân ái là sống thương yêu và có trách nhiệm với cuộc đời. Tuy phải giữ mình tránh xa những xao động phiền lụy của cuộc sống, nhưng người tu thiền lại phải là người tích cực đem thương yêu nhân ái đóng góp vào đời. Sống Thanh thản và Sống Nhân ái có tính chất ngược với nhau, nhưng đều là yếu tố quan trọng làm nên đời sống Thiền chân chính. Thiền giả suốt đời cứ phải dung hòa hai dòng sống này một cách đẹp đẽ .
Thiền giả luôn chan chứa tình thương yêu muôn loài, dù không làm gì, tình thương đó vẫn tràn đầy hiện hữu trong tâm, song song với nội tâm an định.
Rồi mỗi khi có cơ hội, thiền giả luôn tích cực giúp đỡ mọi người, dù là việc nhỏ nhặt như lấy giùm đôi dép, hoặc lớn lao như việc tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ em đường phố…
Người sống nhân ái ít khi nghĩ xấu về người khác, dù cho có những bất đồng quan điểm hay ý kiến. Khi thấy người khác làm không đúng ý mình, ta vẫn cố biện minh giùm người chắc là có lý do gì đó, chứ không vội vàng kết tội nhau. Dễ dàng nghĩ xấu nhau, kết tội nhau là nguyên nhân gây nên thảm trạng chia rẽ trong đạo Phật. Muốn phá hoại đạo Phật, kẻ xấu cũng chỉ làm một việc là gây cho Tăng chúng nghĩ xấu lẫn nhau. Ta phải bao dung vượt trên sự tầm thường đó để yêu thương con người.
Tóm lại, Sống thiền, Thanh thảnNhân ái, là biểu hiện của công phu thiền định chân chính.
Câu hỏi: Nói về kinh nghiệm xả thiền, giám thiền và sống thiền của chính mình.
Trích từ, Giáo trình thiền học, Tỳ kheo Thích Chân Quang, Nhà xuất bản Tôn giáo.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Thiền học 18: Bồ tát hạnh

Thiền học 18
Bồ tát hạnh
Bồ tát được phiên âm qua trung gian chữ Hán rồi sang chữ Việt của từ tiếng Phạn Bodhisatva, có nghĩa là một hữu tình có trí giác. Nghĩa của từ vừng thì đơn sơ nhưng giá trị của Bồ tát thì rất lớn lao trong đạo Phật.
  1. Người hướng về quả vị Phật
Trong các kinh điển Nguyên Thủy, nhất là các tập  Bổn sinh kể về các tiền kiếp của Phật, ta thấy lúc đó Phật được gọi là Bồ tát. Nhiều kiếp vất vả lăn lộn trong sinh tử gieo duyên hóa độ chúng sinh, cuối cùng Bồ tát ra đời trong cung vua Tịnh Phạn rồi xuất gia tu hành thành tựu Phật quả.
Trên nguyên tắc, Phật vẫn cho mình là một Alahán như những Alahán khác, chỉ khác là Phật vượt hơn các vị Alahán đệ tử ở công lao khai sáng, trí tuệ, thần thông, dung mạo, công đức,… Nhưng càng về sau, nhiều luận bản xuất hiện và làm cho khoảng cách giữa Phật và Alahán càng cách xa trời vực. Thậm chí nhiều luận bản còn có ý chê bai quả vị Alahán là kém cỏi. Đây là điều rất trái ngược với quan điểm ban đầu của Phật.
Trong nhiều kinh Nikaya, Alahán là một thánh hoàn hảo, đầy lòng từ bi thương yêu chúng sinh nhưng dấu kín trong phong cách trầm mặc hiền lành. Sau này, những luận bản của Đại thừa cho Alahán là khô khan, thụ động, hễ nhập Niết bàn xong là hết chuyện. Nhưng câu chuyện về ngài  HƯ Vân mộng lên cung trời Tusita (Đẩu suất) thấy ngài Ananda đang phụ giúp Bồ tát Di Lặc giáo hóa Thiên chúng lại mở ra một cách hiểu về Alahán khác đi.
Vì không vừa ý với bốn quả Thánh, nhiều luận bản Đại thừa đã thiết lập thêm nhiều quả vị phức tạp cho Bồ tát. Một vị Bồ tát trải qua vô số kiếp vừa tu hành vừa hóa độ chúng sinh sẽ lần lượt tiến lên nhiều quả vị trước khi xuất hiện ở kiếp cuối cùng thành tựu Phật quả. Theo kinh Hoa Nghiêm thì Bồ tát sẽ trải qua 52 quả vị gồm Thập Tín, Thập trụ, Thập Hạnh, Thập  HỒI  HƯớng, Thập Địa, và hai quả vị cuối là  Đẳng giác và  Diệu giác.
Ai cũng đồng ý về tính cách của  Bồ tát là phải xả thân giáo hóa chúng sinh không mệt mỏi. Riêng vấn đề phải bàn là mức độ chứng ngộ của Bồ tát khi đó là như thế nào.
Nhưng dù sao thì Nam tông hay Bắc tông đều phải nhất trí ở chỗ Bồ tát là người hướng đến quả vị Đại giác của Phật, nghĩa là phải là người khai sáng một tôn giáo giải thoát vào một thời điểm nào đó, ở một hành tinh nào đó, chứ không phải là người đệ tử được hướng dẫn bởi một đạo sư đi trước.
Còn kinh điển Đại thừa thì đông nghịt những vị Bồ tát trong mười phương thế giới với vô số hạnh nguyện khác nhau mặc dù cùng có chung tâm nguyện độ sinh.
  1. Những người có tấm lòng bao la
Thật ra trong đạo Phật, người ta hiểu từ Bồ tát với nghĩa khá rộng, không hẳn chỉ là những vị Bồ tát thần thông quảng đại ẩn hiện khắp nơi trên cõi cao vời, mà còn là những người có tấm lòng độ lượng nhân ái sống giữa cuộc đời thực tế này. Chính vì ý nghĩa rộng lớn của Bồ tát như vậy nên hình ảnh của đạo Phật thật là gần gũi đẹp đẽ và sống động,
Một người được gọi là Bồ tát sẽ là người thương yêu mọi người chung quanh mình, sẵn lòng giúp đỡ khi có thể, dường như chẳng bao giờ thấy giận ghét ai. Những tâm hạnh như thế rất phù hợp với tiêu chuẩn của một vị chứng thánh quả Tu đà hoàn trở lên.
Nhưng nếu vị Bồ tát đó lại có thêm dấu hiệu là người có đạt được khả năng tâm linh gì đó thì càng khiến cho mọi người tin tưởng đây là vị Bồ tát đích thực. Dù sao, trước hết Bồ tát được đòi hỏi phải là người có tấm lòng bao la nhân ái, còn tiêu chuẩn về thần thông tâm linh thì tính sau.
Bồ tát phải là người thông cảm và xoa dịu nỗi đau của mọi người chung quanh mình một cách thực tế cụ thể.  Chúng sinh trên đời phải chịu vô vàn khổ đau, từ những chuyện lớn lao cho đến những  chuyện vặt vãnh. Nhiều chuyện phiền toái vặt vãnh của chúng sinh nghe rất buồn cười. Chúng sinh sẵn sàng buồn khổ vì những chuyện mà Bồ tát thấy là vặt vãnh không đáng, nhưng Bồ tát vẫn lắng nghe và tìm cách giúp đỡ chứ không cười cợt khinh khi.
Tuy nhiên, Bồ tát khác với một nhà chuyên làm từ thiện ở chỗ, nhà từ thiện chỉ chuyên đi tìm những kẻ đau khổ để giúp đỡ như cứu trợ vật thực, chăm sóc người mắc bệnh phong, chăm sóc trẻ em mồ côi. Còn Bồ tát thì âm thầm giúp cho chúng sinh biết tội phước nhân quả để chúng sinh tự mình tạo ra phước cho chính mình, tạo nên phẩm giá cho chính mình mà không cần nhờ ai giúp đỡ nữa. Thoạt nhìn bên ngoài thì một nhà làm từ thiện có vẻ  nổi bật hơn, dễ được nhiều người biết hơn. Nhưng nói về hiệu quả lợi ích lâu dài thì chính những vị Bồ tát âm thầm giúp chúng sinh có trí tuệ mới là công lao to lớn đối với thế giới.
Bồ tát cũng khác với một người thích làm phước để cầu phước . Người làm phước mà cầu phước thì nhìn bên ngoài cũng giúp đỡ mọi người, nhưng bên trong lòng ích kỷ càng lúc càng lớn. Còn Bồ tát thì giúp đỡ chúng sinh chỉ vì lòng thương yêu vô điều kiện. Vì vậy, để gọi một người là Bồ tát, ta phải hiểu động cơ thật sự của việc làm từ thiện của người đó, không phải thấy ai tốt tốt cũng gọi là Bồ tát.
  1. Bồ tát Tu đà hoàn
Theo Nikaya, một vị chứng quả Tu đà hoàn (Sotapatti) sẽ phải trở lại cõi người nhiều lần trước khi chứng quả Giải thoát Alahán tối hậu. Trong thời gian tái sinh nhiều lần ở cõi người, vị Tu đà hoàn mang theo tấm lòng vị tha do đã phá trừ được kiết sử thân kiến (nghĩa là ích kỷ), để sống một đời tận tụy giúp đời giúp người. Vừa có nguồn gốc thánh quả, vừa sống đời hy sinh tận tụy, vị  Tu đà hoàn này thật sự có tâm hạnh của Bồ tát.
Vị Bồ tát Tu đà hoàn như thế đã tích lũy công đức dần dần và gột rửa nghiệp chướng từ từ. Vị đó vẫn còn phải chịu nhiều thăng trầm trong cuộc sống vì đôi khi đã chấp nhận có thái độ cứng rắn khi phải bảo vệ điều thiện cho thế gian. Nhưng thánh quả của quá khứ luôn hiện diện trong nội tâm sâu thẳm khiến cho vị đó đi đúng hướng và công đức tăng lên mãi. Vị đó luôn khát khao tu tập thiền định, và nhiều khi không lệ thuộc vào sự hướng dẫn của thầy tổ do vị đó đã có mầm mống chứng ngộ của quá khứ.
Có khi vị Bồ tát Tu đà hoàn leo lên tới tột đỉnh vinh quang ở ngôi vị quốc vương, nhưng cũng có lúc phải chịu lang thang đày đọa. Nhưng tuyệt đối vị đó không bao giờ bị rơi vào ba nẻo ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Khuynh hướng vị tha, khát khao lẽ phải, ước mơ siêu thoát luôn thúc đẩy vị đó hướng thượng chứ không chìm trong sự tầm thường của thế nhân. Đôi khi vị đó vẫn còn có thể có lỗi lầm, nhưng rồi cuối cùng vị đó vẫn tự mình tìm cách vượt ra khỏi.
Có thể nói Bồ tát Tu đà hoàn là hình ảnh cảm động nhất vì vị đó phải cực khổ phấn đấu rất nhiều chứ không được dễ dàng tự tại như những Bồ tát cao siêu khác.
  1. Bồ tát thị hiện
Bồ tát thị hiện là hàng Bồ tát có thánh vị cao, có phước đầy đủ ở cõi trời, không bị ràng buộc bởi cõi người, nhưng thấy mình có duyên để làm được việc tốt đẹp cho Phật pháp, cho chúng sinh ở cõi người nên phát nguyện sinh về cõi người trong một thời điểm nào đó.
Bồ tát thị hiện được tự do chọn cha mẹ, dòng dõi để sinh vào. Nếu là Bồ tát mức độ chứng ngộ chưa siêu việt thì các ngài chấp nhận cách ấm vô minh, nghĩa là khi mới xuất thai, tạm thời quên nguồn gốc thần thánh của mình. Sau đó vài năm, khi tuổi lớn, bộ não phát triển, tâm linh khai mở, trình độ tâm chứng tự nhiên phục hồi sau một thời gian tu tập, Bồ tát sẽ nhớ lại nguồn gốc cũng như hạnh nguyện mang theo về cõi người của mình.
Bồ tát thị hiện thì tự tại hơn Bồ tát Tu đà hoàn vì trình độ tâm chứng cao hơn, công đức lớn hơn, vì vậy, dễ dàng thực hiện hoài bão của mình hơn.
Nhiều thiền sư dị thường như ngài Phổ Hóa, Đạo Tế, Diệu Thiện (chùa Kim Sơn), Minh Không (Việt nam)… đều có thể xem là Bồ tát thị hiện. Hình ảnh sư huynh Ngọc lam trong truyện Thoát vòng tục lụy của sư Tinh Vân cũng tiêu biểu cho hàng Bồ tát thị hiện.
Nhiều vị Bồ tát không nhất thiết phải xuất hiện trong đạo Phật. có khi các ngài hiện thân trong một tôn giáo khác để chính đổn tôn giáo đó về gần với chánh đạo hơn. Những vị đó cũng có thần thông phi thường, có đạo hạnh siêu thoát, và đạo lý luôn luôn phù hợp với Phật pháp, dù đang hiện tướng của một tôn giáo khác.
Cũng có khi Bồ tát thị hiện vào ngôi nhân vương, quan tướng, hào phú, triết gia, anh tài… để thực hiện những tâm nguyện của mình. Nhưng thường thì các vị giấu giẹm thân phận mình rất kỹ, khó ai biết được nguồn gốc thần thánh của các ngài. Triết gia Socrate (469 – 399 BC) của thành Athenes, Hy Lạp cổ là một điển hình. Những triết lý của ông rất phù hợp với Phật pháp. Ông có thể nhập định trong tư thế đứng một ngày một đêm. Ông bình thản chấp nhận cái chết bức tử bằng thuốc độc. Nhà toán học Pythagore (582 – 500 bc), cùng thời đại với Phật, cũng ở Hy Lạp, đã dạy thiền định cho nhiều môn đệ, và có nhiều thần thông. Pythagore nói rất nhiều về luân hồi giống như đạo Phật.
Có một điều chúng ta cần phải nhớ, đó là Bồ tát không bao giờ sử dụng thần thông để thay đổi số phận của chúng sinh. Các ngài chỉ giúp cho chúng sinh biết gây tạo nhân lành để quả báo tự đến một cách vững bền ổn định. Bồ tát phải là người có trí tuệ hiểu rất sâu về  Nhân quả Nghiệp báo nên luôn dùng luật  NHÂn quả để điều chỉnh thân phận con người. Thần thông chỉ là sự cứu giúp tạm thời, không phải là vĩnh viễn.
  1. Đại Bồ tát
Đó là những vị Bồ tát gần như Phật, hầu như không bao giờ trực tiếp hiện thân ở đời mà chỉ ơ trên cõi trời, cõi thánh để quan sát và cứu độ thế gian. Trường hợp như Bồ tát Di lặc thị hiện làm Bố đại hòa thượng là hiếm hoi.
Ta có những vị Đại Bồ tát nổi tiếng như Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Phổ hiền, Địa Tạng, Đại Thế Chí vân vân… Riêng Bồ tát Quán Thế Âm cực kỳ được quần chúng ngưỡng mộ tôn thờ vì hạnh nguyện cứu giúp chúng sinh trong lúc nguy nan cấp bách. Thật sự rất nhiều, rất nhiều người gặp nạn niệm danh hiệu Quan Âm liền được thoát  khỏi vô cùng màu nhiệm.
Ta có thể thắc mắc tại sao thần thông của một vị  Bồ tát lại can thiệp vào  nghiệp của chúng sinh được. Thật ra những người lúc gặp nạn lại biết niệm Phật tức là đã có duyên với Phật Pháp,  ít ra trong đời cũng đã làm việc lành nào rồi. Khi gặp nạn biết kêu cứu Phật, chư Phật, chư Đại Bồ tát sẽ dùng thần thông cứu người đó qua nạn tai, cũng có nghĩa là cho chúng sinh đó mượn phước của mình, mà Bồ tất thì phước là vô hạn. Sau này người đo phải làm những việc phước để trả lại. Đó là lý do tại sao ta thấy có nhiều người làm phước rất nhiều mà không khá lên được chỉ bởi vì phải trả lại cho Phật. Người càng cầu xin nhiều chừng nào thì sau này khi làm phước  càng ít được hưởng phước chừng nấy.
Thật ra, các Bồ tát thì không có tên tuổi danh xưng, càng không còn phân biệt Bồ tát này Bồ tát khác. Chỉ có chúng sinh thích bày vẽ phân biệt cho phong phú đa dạng thì các Ngài tùy thuận mà thôi.
Tâm bồ tát trùm phủ pháp giới bằng lòng đại bi vô hạn, giống như ánh nắng mặt trời bình đẳng chiếu khắp vạn vật. Người quay lưng với ánh sáng thì mặt trời cũng không làm gì được. Cũng vậy, chúng sinh không hướng về chư Phật thì Phật cũng không làm gì được. Còn tất cả những chúng sinh nào biết hướng về  Phật thì luôn luôn được sự gia hộ che chở của chư Phật. Tâm đại bi của Phật là một sự cảm ứng vi diệu và không bao giờ cùn tận mà chúng sinh sẽ được thấm nhuần tươi mát nếu có tấm lòng.
Chúng ta có thể hiểu vô biên hóa thân của  PHẬt hay chư Đại Bồ tát chính là tâm cảm ứng cùng khawpcs với tất cả chúng sinh, chứ không cần thiết phải hiện thân cụ thể.
Quả vị cả những vị đại Bồ tát như thế thật là không thể nghĩ bàn, cùng như Bồ tát  DI LẶC không khác gì Phật, nhưng vẫn ở tại cõi trời Đẩu suất để giáo hóa Thiên chúng chờ thời điểm xuất hiện ở cõi người để thành Phật quả.
Câu hỏi: Mỗi người hãy nên lên phương pháp cụ thể để giúp người chưa biết Phật pháp trở nên kính yêu  Phật pháp.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Thiền học 17 : Những Pháp môn ngày nay

Thiền học 17
Những pháp môn ngày nay

Chúng ta tạm thời chia đạo Phật theo những giai đoạn sau:
- Thời kỳ Phật giáo Nguyên Thủy. Đó là thời kỳ đức Phật còn tại thế và kéo dài thêm 100 năm.
- Thời kỳ Phật giáo phân phái. Đó là thời kỳ sau 100 năm, đạo Phật chia thành 20 bộ phái, theo hai khuynh hướng bảo thủ của Thượng tọa bộ và cải cách của Đại chúng bộ. Thời kỳ này kéo dài từ 100 năm sau  Phật đến khoảng 600 năm sau Phật.
-Thời kỳ Phật giáo Đại thừa. Nhiều khi để tránh hơn thua, người ta cũng gọi là Phật giáo Phát triển. Lúc này những bộ kinh và luận của Đại thừa thi nhau xuất hiện. Thật ra Phật giáo Đại thừa đã có manh nha sau Phật 200 năm, nhưng phải đợi khi Long Thọ hiện diện thì mới trở thành một phong trào rầm rộ.
- Thời kỳ Phật giáo biển đối. Đó là khi Phật giáo được truyền sang các nước phía Đông như Tây Tạng, Trung Hoa. Tại đây, đạo Phật pha trộn với văn hóa, tín ngưỡng bản địa và thay đổi rất nhiều. Ta có Mật tông, Thiền tông hay Tịnh độ tông đều thuộc giai đoạn này. Thời kỳ này không đồng đều, tùy theo thời gian đạo  PHẬT du nhập vào mỗi nước, nhưng cũng khoảng gần 100 năm sau Phật. Ngay cả Phật giáo Theravada của  Nam tông từng được xem là nguyên thủy cũng không còn giữ được thuần túy, cũng đã thay đổi rất xa so với Phật giáo Nguyên thủy. Và dường như khuynh hướng biến đổi này kéo dài đến ngày nay.
-Thời kỳ Phật giáo hiện đại. Đó là thời đại hôm nay khi các ngành kỹ thuật khoa học tiến bộ giúp cho việc nghiên cứu đạo Phật được thuận lợi. Ngày nay người ta ít bị ràng buộc bởi một tông phái duy nhất mà luôn tìm hiểu đạo Phật từ cội nguồn, tìm hiểu các tông phái khắp nơi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm tu hành. Chính thời kỳ này lại mới là lúc tinh thần của Phật giáo Nguyên thủy được tôn vinh vì giúp cho đạo Phật tìm lại điểm chung và bớt bị phân hóa.
Hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến bốn đường lối phổ biến nhất bây giờ đó là Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và Theravada Nam tông. Một bài học ngắn như vầy thì những điều được nêu ra chỉ là sơ lược.
Học bày này, chúng ta cũng vượt ra khỏi tinh thần thành kiến tông phái để tìm sự thật. Một trở ngại lớn cho người học Phật là tinh thần tông phái quá nặng khiến cho ta không còn khách quan nữa. Bây giờ, dù ta xuất thân từ tông phái nào, ta cũng tạm quên đi để chỉ còn là đệ tử Phật chung duy nhất mà thôi. Có thể thầy tổ ta cực lực bênh vực tông phái pháp môn của mình, nhưng trên tinh thần khách quan nghiên cứu, ta phải thoát ra khỏi ảnh hưởng đó để nhìn rộng hơn. Điều bình thường là ai cũng cho tông phái mình là chân lý đúng nhất. Đó chỉ là quan niệm chủ quan không phù hợp với tinh thần nghiên cứu khoa học, cần phải được tránh để ta đi tìm một đạo Phật chung cho tất cả.
Chúng ta sẽ dựa trên vài đạo lý căn bản nhất của  Phật để so sánh từng pháp môn và biết rõ sự sai biệt để bổ sung hay phát huy. Cuối cùng, ước mơ của chúng ta vẫn là xây dựng lại một đạo Phật hòa hợp đoàn kết và không còn bị phân hóa trầm trọng như hiện nay.
1.       Tịnh độ tông
Tông tịnh độ xuất hiện theo tinh thần của kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh A di đà. Những bậc tông sư như Huệ Viễn, Đàm Loan, Đạo Xước,… hết mực xiển dương ca ngợi cái mong ước sinh về cõi Phật  Adiđà sau khi chết, bằng cách lúc sống cứ chuyên tâm niệm danh hiệu Phật Adiđà.
Cõi nước của Phật Adiđà được gọi là cõi Cực Lạc, hay còn gọi là Tịnh độ. Đó là nơi các vị Bồ tát đông vầy, đất trời trang nghiêm đẹp đẽ, chúng sinh thuần hòa sáng suốt.  Tại đó, mọi người sẽ được sinh ra từ một hoa sen, rồi tu hành cho đến khi thành Phật.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rằng lúc chưa đắc đạo, còn là tỳ kheo Pháp  TẠNG. Phật Adiđà đã phát 48 lời nguyện với sự hứa hẹn rằng bất cứ ai niệm danh hiệu ngài đều sẽ được ngài dùng thần lực đưa về cõi Cực lạc sau khi chết. Chính vì tin vào lời hứa đó mà tông Tinh độ xuất hiện kêu gọi mọi người tha thiết niệm Phật để được vãng sinh.
Ưu điểm của tông Tịnh độ là không triết lý rườm rà nên dễ được  quần chúng bình dân chấp nhận khiến cho tín đồ Phật giáo đông hẳn lên. Mục tiêu vãng sinh cũng đơn giản gần giống như các tôn giáo khác chuyên hứa hẹn một thiên đường sau khi chết nên đã cạnh tranh rất tốt với các tôn giáo chủ trương sinh thiên đường. Riêng Tịnh độ tông vượt hơn hẳn là còn nói đến trách nhiệm tu hành sau khi vãng sinh chứ cực Lạc chưa là mục đích cuối cùng.
Sự chuyên tâm niệm Phật cũng được xem là một cách nhiếp tâm trong thiền định, trong đó, ý niệm về tôn kính Phật được giữ gìn thường xuyên.
Ngoài ra, do không tốn nhiều thời gian cho triết lý nên tông Tịnh độ phát triển theo hướng nghi lễ giúp cho Phật giáo có nghi lễ đáp ứng nhu cầu cúng kiếng cầu nguyên cho tín đồ như cầu an, cầu siêu, tang lễ….
Nhiều người có đạo đức sẵn, lại thêm chuyên cần niệm  Phật, cũng đã tìm thấy an lạc trong cuộc sống và khi chết.
Nhược điểm của tông Tinh độ là rời xa mục tiêu Vô ngã của Phật nên nếu không khéo, người tu có thể trở nên ích kỷ dần dần mà không hay. Do chỉ ước ao vãng sinh Tịnh độ nên người ta cũng bỏ quên thế giới thực tại này, không chung tay góp sức xây dựng cuộc đời, lơ là với sự nghiệp truyền bá chánh pháp, nhường đất cho các tôn giáo khác nhảy vào thay thế. Thường thường là sau thời gian Tịnh độ tông phát triển mạnh thì đạo Phật lại suy yếu là vì như thế.
Câu niệm Phật có thể là phương tiện tốt ban đầu để an trú tâm, nhưng nếu không buông bỏ được thì hành giả không thể vào sâu trong định vì  định bắt buộc phải là một nội tâm trống vắng hoàn toàn.
Niềm tin vào ước nguyện vãng sinh chỉ có thể là phương tiện ban đầu chứ không thể là tất cả, vì vậy, nếu không chịu học hỏi thêm, người tu sẽ hiểu sai về Phật pháp trầm trọng, thậm chí rơi vào tà kiến. Tin vào Phật lực quá đáng sẽ phá vỡ đạo lý Nhân quả  NGHIỆP BÁO vốn là một đạo lý nền tảng tuyệt đối trong đạo Phật. Theo Nhân quả, muốn được sinh về một nơi tốt lành sau khi chết, người ta phải gắng công xây dựng cõi đời hiện tại này thành cõi Phật trước đã. Dù xây dựng chưa xong, nhưng Nhân quả cũng đưa người đó về cõi Phật sau khi chết.
Bổ sung cho những khuyết điểm của tông Tịnh độ, nhiều vị tôn túc đã đưa ra thêm những khái niệm mới như hoàn nhập Ta bà, Tín Hạnh Nguyện, Niệm Phật theo hơi thở, niệm đến vô niệm, Tự tánh Di đà, Duy tâm tịnh độ… Nên tập ngồi kiết già, điều thân thấy thân là vô thường hư ảo, rèn luyện khí lực để hỗ trợ cho công phu tu tập.
2.       Thiền tông
Thiền tông được cho là truyền thừa từ tổ Bồ Đề Đạt Ma, truyền dẫn đến lục tổ Huệ Năng. Huệ Năng có hai đệ tử ưu tú là Thanh Nguyên và  Hoài Nhượng. Hai vị trên xuất hai cao đồ là Hy Thiên và Đạo Nhất Mã tổ. Từ đó thiền tông phát triển rực rỡ lấn hết mọi tông phái khác. Lý do bởi vì Thiền tông có được nhiều thiền sư đạt ngộ thực tế, hơn hẳn các tông phái khác.
Thiền tông có cách dạy đạo hơi ra ngoài truyền thống giáo điển, và được khẳng định qua lời tuyên bố (cũng được cho là của Bồ Đề Đạt Ma):
        Bất lập văn tự
        Giáo ngoại biệt truyền
        Trực chỉ nhân tâm
        Kiến tánh thành Phật
Chủ trương của thiền tông là giúp cho người học ngộ được Phật tánh có sẵn nơi mình. Ban đầu thì cho rằng hễ ngộ được thì thành Phật, về sau thì bổ sung  rằng ngộ rời thì bắt đầu tu. Rất nhiều người trong THIỀn tông có được hiện tượng đốn ngộ  nên các vị vững tin vào đường lối của tông phái mình.  Sau này, thời cận đại Thiền tông xuất hiện lối tu tham thoại đầu rất cực đoan, bài bác hết mọi đường lối khác, kể cả kinh điển của Phật, và làm thất bại nhiều người.
Ưu điểm của Thiền tông là giúp phát huy tính tự lực của bản thân nên thực tế hơn các tông phái dựa vào sự linh thiêng của chư Thánh, vào thời kỳ hưng thịnh, Thiền tông sản sinh ra rất nhiều vị thiền sư đạt ngộ cụ thể, có tâm chứng rõ ràng.
Trí tuệ của Thiền đã tạo nên vô số luận bản đóng góp vào kho tàng văn hóa của Phật giáo, với nhiều sáng tạo kỳ thú. Dường như trong một thời gian dài, Thiền tông đã là bộ mặt chính của  Phật giáo Bắc phương vì có thực hành và có thành tựu sở đắc  tâm linh bởi công phu thiền định.
Thiền tông cũng có tính trong sáng vì không chấp nhận những ảo giác của tâm, trong khi có những tông phái lại xem ảo giác là thú vị.
Những thiền ngữ bí hiểm của thiền sư, thật ra lại có nghĩa lý đầy giá trị chứ không phải là vô nghĩa. Những người có duyên, có khi nghe một thiền ngữ hiểm hóc lại được đốn ngộ.
Vì không còn Phật để minh định trình độ tu chứng nên Thiền tông không đưa ra được một thang tu chứng rõ ràng, nên các Thiền sư theo kinh nghiệm của riêng mình cũng lập ra thang giá trị riêng, Mười bức tranh chăn trâu là một điển hình, rốt cuộc cũng ăn khớp với Tứ thiền của Phật.
Thiền tông cũng đòi hỏi sự tinh tấn quyết luyệt, không chấp nhận tu cầm chừng. Điều này phù hợp với Chánh tinh tấn trong Bát Chánh đạo, và tạo nên đạo lực thật sự cho toàn bộ Phật giáo.
Nhược điểm của Thiền tông là ít để ý đến mục tiêu Vô ngã của Phật. Chủ thuyết về Phật tánh có sẵn khiến đưa đến mâu thuẫn khi trong tâm tồn tại cùng lúc vừa  Bản ngã vừa  Phật tánh. Phật tánh lại có vẻ vô dụng khi con người tạo nghiệp mà Phật tánh không góp phần ngăn chặn gì được. Phật tánh có hiển lộ hay không là do con người dụng công tu tập chứ chính Phật tánh lại không tự làm nên sự giác ngộ cho mình.
Từ khi cho rằng nơi chính mình có sẵn Phật tánh siêu việt, nhiều người đã trở nên kiêu căng lập dị.
Nhiều người được sư phụ công nhận là kiến tánh cũng chưa có đạo đức, và trầm trọng hơn, nhiều người còn hư hỏng về sau. Phật tánh và Kiến tánh không sản sinh ra đức hạnh một cách tự động, chính con người phải tự mình rèn luyện rất nhiều để có đức hạnh.
Cùng một cảnh giới chứng ngộ, đức Phật không cho rằng đó là Phật tánh có sẵn, chỉ cho rằng đó là thuộc về Tứ thiền hay Tứ quả, trong khi Thiền tông lại lý giải rằng đó là Phật tánh có sẵn. Chủ thuyết về Phật tánh gần với Đại ngã hay Chân Ngã của kinh điển Upanishad của đạo Ấn độ hơn.
Thiền tông lại quá chú trọng tìm kiếm hiện tượng đốn ngộ mà ít chú trọng tu tập từ căn bản. Hơn nữa, việc dụng công để ý trên đầu cũng khiến Âm lực mất dần làm cho hành giả ban đầu có vẻ yên ổn, thời gian sau lại thoát thất.
Nhiều người bắt chước nói thiền ngữ để làm ra vẻ ta đã ngộ đạo, không ngờ chỉ hơn thua và khoe khoang.
Bổ sung cho những điều đó, ta nên lấy mục tiêu Vô ngã làm chính, lấy việc tu dưỡng đạo đức làm nền, rèn luyện khí lực làm sự hỗ trợ.
3.       Mật tông
Chiếc nôi của Mật tông là  Tây tạng, nơi đó, đạo Phật kết hợp với tín ngưỡng có sẵn, Bon, tạo thành một đạo  Phật rất kỳ lạ. Về lý thuyết, kinh điển Mật tông Tây tạng nhiều hơn cả Phật giáo Trung Hoa. Có những bản kinh mà chỉ Tây tạng mới có chứ Trung Hoa cũng không có. Mật tông chú trọng về việc tìm kiếm quyền năng, cả khí lực lẫn tâm linh. Các Lạt ma có những bí quyết về luyện tập khí lực đặc biệt để tạo thành sức mạnh cho cơ thể. Rồi vô số những thần chú được cho rằng để tạo nên quyền năng tâm linh.
Nhưng nếu cần nói về lý thuyết Bát nhã Tánh không, Bồ tát hạnh .. thì trong Mật tông cũng không thiếu lý luận cao siêu.
Pháp  Mật tông do ngài Tson Khapa (Tôn Khách Ba) thiết lập chiếm ưu thế với hai Lạt ma uy tín là Đạt Lai và  BAN Thiền vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ở Trung Hoa, khi nhà Thanh trị vì, quốc sư  Ngọc Lâm đã tạo điều kiện phát triển  Mật tông qua việc ra lệnh buộc các chùa phải tụng năm đệ thần chú Lăng  Nghiêm vào buổi khuya, và đưa mật chú vào hầu hết các nghi thức tụng niệm. Nhiều người do tụng thần chú cũng có được năng lực đặc biệt về tâm linh.
Ưu điểm của Mật tông là tạo thêm một khía cạnh năng lực tâm linh trong Phật giáo. Nhiều hành giả Mạt tông thành tựu thần thông ở mức độ nhất định cũng làm ngạc nhiên mọi người. Cuộc sống con người nhiều chướng ngại khó khăn, rồi trong lúc bế tắc, buộc họ phải đi tìm sự cứu giúp của người có khả năng tâm linh. Chính những hành giả Mật tông đã đáp ứng phần nào nhu cầu giải quyết khó khăn cho quần chúng, và giữ được tín đồ cho Phật giáo.
Câu thần chú tối nghĩa, thuần túy niềm tin, được chuyên chú trì tụng cũng được xem như một phương tiện nhiếp tâm trong thiền định. Người Ấn độ hiểu tiếng Sancrit thì có thể hiểu được nghĩa câu thần chú, hoặc ngày nay các thần chú cũng được dịch ra tiếng Việt giúp nhiều người hiểu nghĩa. Nhưng thật sự, hiểu thì hiểu, mà chẳng ai biết nghĩa đó là đạo lý gì. Ví dụ câu Aum Mani Padmé hum (Án ma ni bát di hồng) có nghĩa là Om, Viên ngọc trong hóa sen, có thể hiểu nghĩa, nhưng chẳng ai biết đạo lý gì. Rồi tùy theo sư phụ cho người đệ tử niềm tin vào sự thiêng liêng của câu thần chú đó để người đệ tử ôm theo suốt đời mà nhiếp tâm trì tụng
Ưu điểm nổi bật của các tu viện Mật tông Tây tạng là những phương pháp luyện tập khí lực rất hiệu quả. Nhờ những phương pháp đó mà các Lạt Ma chịu đựng cái lạnh ghê người trên núi cao. Chính nhờ khí lực hỗ trợ mà sự tu tập tâm linh của các Lạt Ma cũng đạt được nhiều kết quả phi thường. Toàn dân tộc Tây tạng theo đạo  PHẬt cũng vì chứng kiến những quyền năng kỳ lạ của Lạt Ma.
Nhược điểm của Mật tông là việc sử dụng quyền năng làm tăng trưởng kiêu mạn ngã chấp dữ dội. Hơn nữa sự ham thích quyền năng tâm linh cũng khiến người ta đi lệch khỏi Chánh kiến của đạo Phật. Nhiều phái Mật tông thờ sọ người để rèn luyện quyền năng, y hệt các đạo phù thủy thời man rợ. Phái Mật tông ít khi nói về đạo lý sống sâu xa chân chính, mà thích nói về quyền năng thần thông. Đức Đạt Lai Lạt Ma là điển hình hiếm hoi.
Thời gian mới xuất gia rất quan trọng đối với người tu, cần được huân tập những lý tưởng kiên cường với Phật pháp, lý tưởng truyền bá chánh pháp rộng khắp, nhưng năm đệ thần chú Lăng nghiêm đã gieo vào lòng người mới vào đạo một khái niệm mơ hồ không phương hướng.
Thật ra chính sự nghiếp tâm, ý muốn và phước tạo nên phép lạ chứ câu thần chú vô nghĩa chỉ là chỗ dựa của niềm tin.  Khi tụng câu thần chú, ta có sự nhiếp tâm, ta có ý muốn đạt được khả năng gì đó, kết hợp với phước quá khứ, thế là ta có năng lực. Ví dụ người muốn có khả năng chữa bệnh, thiết tha trì tùng thần chú với niềm tin Phật. Rồi sau một thời gian tụng vào ly nước cho người khác uống thấy lành bênh thật, thế là càng vững tin vào năng lực của thần chú, đâu ngờ rằng chính sự nhiếp tâm thiết tha, ý muốn và phước của chính mình đã làm nên như thế.
Nhiều bài kinh của Mật tông còn đi tới cực đoan là cho rằng trì tụng bài thần chú trong đó sẽ được công đức còn lớn hơn hóa độ nhiều người chứng Alahán. Đây thật sự là điều làm tan loãng đạo Phật. Chính đức Phật cũng chỉ nhận mình là một Alahán. Mặc dù công đức, trí tuệ, dung mạo, thần thông của Phật siêu việt biết bao nhiêu lần.
Bổ sung cho Mật tông là phải thiết lập chánh kiến với  Tứ Diệu đế, phải lấy mục tiêu  Vô ngã làm định hướng chính, phải rèn luyện Đạo đức làm nền tảng từ ngày đầu xuất gia. Phát huy phương pháp rèn luyện khí lực đừng để thất truyền.
4.       Nam tông
Phật giáo Nam tông Theravada truyền bá khắp từ các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào Kampuchea, và một phần nhỏ tại việt nam. Chữ Theravada có nghĩa là Thượng tọa bộ, một bộ phái được thành lập sau Phật 100 năm. Nam tông trung thành và bảo vệ giáo lý nguyên thủy từ thời đức Phật, tuyệt đối không chấp nhận bản kinh nào xuất hiện vào các thời đại sau. Những bản kinh Đại thừa xuất hiện về sau đều bị Nam tông liệt vào hàng ngoại đạo. Chỉ có bộ Nikaya (Vi diệu pháp) là kinh điển chính thức được lưu truyền và tôn sùng.
Các sư Nam tông rất chuyên chú tu tập thiền định, giữ giới luật xa xưa, do đó, đã cho phép ăn tam tịnh nhục. Chiếc y vàng quấn vừa đẹp mắt vừa rườm rà cũng là biểu hiện của sự giữ gìn truyền thống quyết liệt.
Ưu điểm của Nam tông là bảo vệ một đạo Phật truyền thống để kèm bớt những sự cải cách mà có khi đã đi quá xa của Phật giáo Bắc phương. Sự quyết liệt của Nam tông làm Bắc tông cũng dè dặt bớt sự tự tôn của mình khi đã tự cho mình là Đại thừa và chê Nam tông là Tiểu thừa.
Sự chuyên chú tu tập và truyền bá các phương pháp tu thiền định cũng nêu cao được giá trị của đạo Phật giữa một thế giới quay cuồng căng thẳng. Nhiều thiền viện tại các quốc gia Phật giáo Nam tông đã thu hút được nhiều người khắp nơi trên thế giới về thực tập.
Kinh điển Nikaya được tôn thờ nên dù cho ngôn từ xa xưa khó hiểu, lập lại nhàm chán, cũng vẫn được mọi người kiên tâm nghiên cứu và tìm thấy trong đó vô số đạo lý cực kỳ quý giá.
Sự quyết tâm duy trì Giới luật cổ xưa cũng là hình ảnh đẹp cho ta trân quý điều cổ kính dù cho nhiều giới luật thật sự không còn phù hợp.
So với Bắc tông thì Nam tông giữ được sự đồng nhất khắp nơi, dù ở quốc gia nào. Đây là điều vô cùng đáng ca ngợi. Bắc tông vì mạnh dạn cải cách cũng gây ra sự phân hóa, chia sẻ, biến đổi khắp nơi.
Nam tông tôn trọng mục tiêu Vô ngã của Phật rất kỹ trong sự thực hành tu tập. Những chuẩn mực được thiết lập từ thời Phật như Tứ Thiền, Tứ Quả, vẫn được tôn trọng theo đuổi. Lịch sử về đức Phật hay truyện tích về các vị  Thánh tăng có vẻ thực và trong sáng hơn, dù cho các chi tiết về thần thông vẫn được đề cập.
Lối tu Minh sát tuệ được phát minh sau Phật có lối theo dõi thở bụng phồng xẹp lại rất có lợi cho việc củng cố Chân âm, tạo khí lực cho việc tiến triển thiền định lâu dài về sau. Nhiều vị sư Nam tông có kết quả Thiền định rất thuyết phục, đến nỗi được mọi người xưng tụng là AlaHán.
Nhược điểm của Nam tông là không tìm hiểu để thấy được cái hay của tư tưởng Phật giáo Đại thừa với những sự phát triển cần thiết cho phù hợp với thời đại và khu vực. Vì thế Nam tông đã luôn coi Bắc tông như ngoại đạo góp phần làm chia rẽ đạo Phật chung. Chúng ta cần phải đoàn kết toàn thể những người tin Phật trên khắp thế giới lại để Phật giáo có được sức mạnh khi mà hiện nay rất nhiều thế lực xâu đang tìm cách phá hoại đạo Phật.
Nhiều vị trong Nam tông đi tới cực đoan coi trọng Abhidamma hơn kinh điển chính thông Nikaya. Đó cũng là dấu hiệu Nam tông bắt đầu rời xa cội gốc dần.
Nhiều cách thiền tập của Nam tông không thống nhất được Tứ niệm xứ mà chỉ chọn một xứ nào đó để thực hành trong bốn xứ  Quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp.
Hầu hết lối sống và tu của các sư Nam tông rất thụ động, không chú trọng nhiều đến việc truyền bá Phật pháp một cách sâu rộng nên nhiều khu vực của Nam tông dần dần mất vào tay Hồi giáo hoặc các tôn giáo khác. Có những phường  sống nhiều đời theo đạo Phật vậy mà bây giờ bắt đầu theo Tin lành khi được cho ba triệu. Phật giáo Nam tông của Thái lan đã không giữ được đời sống văn hóa Thái Lan, khiến  cho đất nước này trở nên trụy lạc tha hóa. Các sư quan tâm đến tiểu tiết giới luật mà không chịu quan tâm tới đại thể phát triển Phật giáo. Nhưng rồi các sư cũng khó thể giữ được giới luật y hệt ngày xưa, vì có khi cũng phải khật thực bằng cách ngồi trên xe lam và nhận về cả xe vật thực.
Đời sống của sư tăng Miến điện cực kỳ thuận lợi trong khi sát bên ngoài người dân rất nghèo khổ vất vả. Điều này khiến cho người ta cho rằng đạo Phật chỉ có lợi cho giới tăng lữ.
Bổ sung cho những điều trên là ta cần một Nam tông năng động trong việc truyền bá chánh pháp sâu rộng, một Nam tông thông cảm ưu ái với Bắc tông, một Nam tông dấn thân phục vụ hơn là lặng lẽ ngồi chờ được phục vụ.
Trong một bối cảnh đa dạng Phật giáo như ngày nay, ta phải có bổn phận đi tìm cái chung đồng hợp lý nhất, vừa có hiệu quả thiết thực trong việc đi đến giác ngộ giải thoát, vừa có hiệu quả trong việc hoằng truyền chánh pháp, vừa tạo nên mẫu số chung cho các tông phái Phật giáo tìm đến sự hòa hợp đoàn kết với nhau. Cái chung đồng đó là Mục tiêu Vô ngã; cái chung đồng đó là Đức hạnh nhân cách hoàn chỉnh nghiêm túc; cái chung đồng đó là đạo lý Nhân quả Nghiệp báo; cái chung đồng đó là Phật giáo dấn thân gậy tạo được nhiều công đức vì làm lợi ích cho cộng đồng Địa cầu; cái chung đồng đó là công phu Thiền định có phương pháp hoàn hảo nhất, phù hợp với lời Phật dạy nhất.
Câu hỏi: Hãy nêu ước mơ về một đạo Phật cho thế giới ngày mai